Hanoi Metro
Planning clip Hanoi 2030
Thư Viện Video Clip Trực Tuyến

Home » , » Kẻ khóc, người cười sau sốt đất Hà Nội

Kẻ khóc, người cười sau sốt đất Hà Nội

>>Ngắm siêu xe của Cường Đô La

Trong cơn sốt quay cuồng vừa qua, nhiều người kiếm bộn tiền song cũng không ít trường hợp khuynh gia bại sản chỉ vì đổ xô mua đất Hà Nội theo tâm lý đám đông, đồn thổi.
Anh Thế Học, nhân viên PR của một tập đoàn lớn là trường hợp may mắn trong cơn sốt đất vừa qua. Có người bạn học phổ thông là cò đất chuyên nghiệp tại khu vực Gia Lâm tư vấn, anh quyết chí đổi đời bằng đầu tư bất động sản. Tích góp suốt từ năm 2008, huy động đủ mọi nguồn lực bổ sung, anh có trong tay hơn một tỷ đồng.
Lùng sục khắp nơi từ nội đến ngoại thành, cuối cùng anh quyết định đầu tư 53 m2 đất nền ở khu vực Gia Lâm với giá 25 triệu đồng mỗi m2. Hơn một tháng sau, giá đất lên tới 34 triệu đồng. "Chỉ trong khoảng 2 tháng đã lãi được gần 500 triệu đồng. Trong khi một tháng, ky cóp bỏ lợn mãi cũng chỉ được khoảng 4-5 triệu đồng", anh Học hồ hởi nói.
Tiền lãi anh lại tiếp tục đầu tư đất làng ở huyện Thanh Oai gần mặt đường to với giá một triệu đồng một m2. Hai tuần sau, đất đã lên tới 3 triệu đồng. Giá đất thổi liên tục, anh nhanh tay lướt sóng rồi tiếp tục mua đi bán lại, tổng số lãi lên tới gần 3 tỷ đồng.
Ảnh: Hoàng Hà
Cần quản lý tốt để tránh trường hợp đầu cơ, kích giá. Ảnh: Hoàng Hà
Bác Đắc Lân ở thôn Cao Mật, Thanh Oai cho biết, cả làng không biết bao nhiêu người đã đổ xô cắt đất vườn để bán, thu về hàng trăm triệu đồng. Không ít người mua xe tay gas phóng vèo vèo, rồi sắm cả tivi LCD để xem.
Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn. Cơn sốt đất diễn ra chỉ trong khoảng 2 tháng cũng khiến không ít người khuynh gia bại sản. Lan Anh, nhân viên một ngân hàng ở Hà Nội, cho hay, thấy cơn sốt đất lan rộng, chị cũng tấp tểnh đầu tư vào bất động sản. Tuy nhiên, Lan Anh đang khốn khổ với khoản đầu tư của mình.
Trong đợt sốt đất vừa qua, cô đã nhanh tay "ôm" hai lô đất rộng 100 m2 ở dự án Chi Đông, Mê Linh với giá 10 triệu đồng mỗi m2. Để mua được hai lô đất này, bố mẹ Lan Anh phải bán gần 70 m2 ở quê nhà Phủ Lý và vay thêm tiền ngân hàng.
Trong khi đất sốt, hàng chục người hỏi mua và đã có lãi thì cô lại chưa muốn bán, chờ giá tiếp tục lên. Bất ngờ, thị trường chững lại, Lan Anh chỉ còn biết khóc dở mếu dở. "Mới chỉ đóng 50% tiến độ, một tháng sau mà không lo được một tỷ đồng còn lại tôi sẽ buộc phải bán lúa non, ước chừng lỗ khoảng 500 triệu đồng", Lan Anh ngán ngẩm.
Khu vực phía Tây sau một thời gian sôi động giờ đã vắng bóng người mua. Kẻ thức thời, nhanh nhạy đã xả hết hàng, thu về tiền tỷ. Người chậm chân chỉ còn biết ngẩn ngơ nhìn thị trường xuống dốc. Thế nhưng, không chỉ có người buôn đất nghiệp dư lâm vào tình trạng sống dở chết dở mà chính dân đầu tư bất động sản chuyên nghiệp cũng mắc cạn.
Anh Hưng, một môi giới đồng thời là nhà đầu tư cho biết, ngay từ khi khu vực phía Tây chưa sốt, anh đã tranh thủ mua hơn 1.000 m2 ở thôn Mái, xã Yên Bài, huyện Ba Vì gần mặt đường với giá 1,8 triệu đồng một m2. Chưa thỏa mãn, anh ôm cả 4 lô đất ở khu Geleximco hết gần 8 tỷ. Đến nay, thị trường xuống dốc, bán đi không được, giữ lại thì bị đọng vốn lớn, anh chỉ còn biết ngồi chờ cơn sốt tiếp theo của địa ốc Hà Nội.
Theo ông Phạm Trung Hà, Tổng Giám đốc Hòa Phát Land, cơn sốt đất ở khu vực xa trung tâm giống như hiệu ứng vết dầu loang khi giá đất nội thành bị đẩy lên quá cao. Khi thị trường lên cơn sốt, nhiều người có cảm giác kiếm tiền dễ dàng nên lực lượng đầu tư vào bất động sản càng đông. Trong số đó phải kể đến giới công sở có lượng tiền nhàn rỗi không nhỏ và khả năng tiếp cận thông tin qua truyền thông rất nhanh.
"Tuy nhiên, những người dân nghiệp dư thường hiếm người hiểu rõ về bản chất cũng như diễn biến phức tạp của thị trường nên dễ gặp rủi ro hơn các nhà đầu tư chuyên nghiệp", ông Hà nói.
Trao đổi với VnExpress.net, ông Nguyễn Mạnh Hà, Cục trưởng Cục Quản lý Nhà và Thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng cho hay, nguyên nhân gây sốt đất vừa qua chủ yếu đầu tư theo phong trào, tâm lý đám đông đặc biệt phải kể đến giới đầu cơ thổi giá, kích giá làm giá ảo. Theo ông Hà, mong muốn kiếm được lợi nhuận khi đầu tư vào đất đai của người dân là hoàn toàn chính đáng. Vấn đề là phải quản lý tốt để tránh ảnh hưởng đến quy hoạch, đến thị trường bất động sản và đời sống của chính người dân.
Hiện nay toàn bộ khu vực phía tây đang có dự kiến quy hoạch nhưng chi tiết vẫn còn nằm trên bàn nghị sự. Người dân khi mua bán, chuyển nhượng mà không phù hợp với quy hoạch chi tiết có thể dẫn đến tiền mất tật mang. "Trước khi mua bán, người dân cần xem xét cơ hội, cân nhắc kỹ để đầu tư cho hiệu quả", ông Hà nhận định.
theo VNEXPRESS

>>Ngắm siêu xe của Cường Đô La

4 nhận xét to "Kẻ khóc, người cười sau sốt đất Hà Nội"

  1. ohoh says:

    máu làm giàu thì phải liều thôi :(:(

  2. Ba Vì says:

    :( mình cũng buồn trong đợt này. Đất ba vì tăng cứ nấn nà mà không kịp bán mảnh vườn sau nhà.

  3. Bác nào đầu tư vào dự án BĐS Sinh thái Hòa Bình, sản phẩm thực - giá trị thực, ko bị đầu cơ, thổi giá của cò mồi; giao dịch thực trực tiếp với chủ đầu tư. Em hiện làm cho công ty Green Oasis, xây biệt thự sinh thái tại Hòa Bình, giá tầm 2 tỷ/căn hoàn thiện. Bác nào quan tâm thì vào website của bên em: http://www.greenoasis.vn/. Hoặc liên lạc với em: Hiệp - 0943 16 99 84 nhé.

  4. Nặc danh says:

    BĐS Sinh thái Hòa Bình giá tầm 2 tỷ/căn hoàn thiện =>
    Chỉ có thằng Ngu mới bỏ tiền ra mua đất Hoà Bình, cái đất chó ăn đá, gà ăn sỏi ấy làm sao ra tiền được. Làm 1 con tính đơn giản: 2 tỷ x 14% (lãi suất ngân hàng 1 năm) = 280 triệu. Ban chỉ gửi ngắn hạn trong 1 năm thôi, bạn được 280 triệu tiền lãi. Nếu bạn mua ngôi nhà 2 tỷ, liệu bạn kinh doanh cái gì trong 1 năm để ra 280triệu nào. Hơn nữa, không phải ai cũng có tài làm kinh doanh. Do đó, trong ngắn hạn nên gửi tiền vào ngân hàng rồi ung dung mà đi chơi. Trong Binh pháp người ta gọi chiêu này là gì các bạn có biết không? Đó là: Lấy sức nhàn, thắng sức mỏi. Đơn giản thế thôi.

Leave a comment