1 - Nhà đất đem ra mua bán chưa hoàn chỉnh chủ quyền về mặt pháp lý hoặc về các yêu cầu của thủ tục chuyển nhượng (ví dụ: nhà chưa hóa giá, chưa hợp thức hóa xây dựng, chưa khai di sản thừa kế, chưa giải quyết xong vấn đề đồng sở hữu...).
2 - Nhà đất hợp pháp nhưng nằm trong quy hoạch, lộ giới... mới được công bố.
3 - Bên bán không xuất trình được bản chính các văn tự về chủ quyền (phần lớn là do thế chấp ở các tổ chức tài chính hoặc tư nhân).
4 - Nhà đất đang có dấu hiệu tranh chấp.
5 - Tư cách của bên bán không đảm bảo trọn quyền sở hữu trên pháp lý hay trên thực tế (ví dụ: đang mắc nợ, đang có đồng sở hữu, sở hữu chủ đang ở tù, thay đổi ý kiến trong quá trình bán, phát sinh thừa kế khi đang bán, phát sinh yêu sách...).
6 - Tư cách của bên mua tác động đến quá trình mua (ví dụ: khả năng thanh toán bị biến động, thay đổi ý định mua, phát sinh ý đồ muốn ràng buộc theo ý riêng...).
7 - Thay đổi trạng thái chuyển dịch sở hữu trong quá trình mua (ví dụ: bán lại ngay trong khi đang mua...).
8 - Bất trắc do cơ quan nhà nước thụ lý hồ sơ (ví dụ: vẽ sai hiện trạng nhà đất, nhận định khác nhau của công chứng viên về hồ sơ, thu thuế sót, làm thất lạc hồ sơ trong quá trình xử lý...).
Theo kết quả điều tra mới nhất của Trung tâm Giao dịch bất động sản thuộc Ngân hàng Phát triển nhà TP HCM, hiện nay chỉ có khoảng 42% vụ giao dịch mua bán nhà đất là bình thường, 58% có thể gặp một hoặc một số bất trắc như đã nói trên.
Ngoài ra trên thực tế, ngoài hợp đồng mua bán nhà đất thông qua công chứng, hai bên còn có một hợp đồng tay khác và mặc dù không đủ tính hợp pháp, nhưng lại là hợp đồng mà hai bên mang ra thực hiện. Còn hợp đồng hợp pháp thì thường được coi là thủ tục. Chính điều này đã khoét sâu thêm các nguy cơ và dẫn đến rủi ro trong mua bán nhà.
0 nhận xét to "8 bất trắc khi mua bán nhà bạn nên nghiên cứu"