Hanoi Metro
Planning clip Hanoi 2030
Thư Viện Video Clip Trực Tuyến

Home » , , » Ba Vì xứng đáng là nơi xây dựng Trung tâm hành chính quốc gia'

Ba Vì xứng đáng là nơi xây dựng Trung tâm hành chính quốc gia'

>>Ngắm siêu xe của Cường Đô La

Bạn Đọc Viết:
* Bài viết của TS.Trần Tất Chủng, Chuyên gia về văn hóa vật chất, Viện dân tộc học
Ông Trần Tất Chủng. Ảnh: PV
Ba Vì là khu vực địa linh, có thế “Rồng cuốn, Hổ ngồi”, xứng đáng là nơi xây dựng Trung tâm hành chính quốc gia và cả Trung tâm chính trị quốc gia. Lẽ dĩ nhiên vị trí cụ thể xây dựng các quần thể kiến trúc này phải được khảo sát và thẩm định cả bằng khoa học hiện đại và tính phong thủy (tri thức dân gian).
Là một người đã lâu năm làm việc trong lĩnh vực Dân tộc học (về văn hóa vật chất - rất hiếm ở Việt Nam và có dịp được học tập, làm việc cùng các giáo sư, viện sỹ có tên tuổi quốc tế và cùng phụ trách mảng thông tin tư liệu thư viện của một Viện khoa học đầu ngành nhiều năm nên tôi có cơ hội được tiếp cận với nhiều tài liệu của nhiều nước), đã đi dến các thủ đô và thành phố lớn ở các nước trên thế giới ... tôi thấy phải có trách nhiệm bày tỏ ý kiến về Quy hoạch chung Hà Nội như sau:
1. Yêu cầu đặt ra là “Đồ án quy hoạch chung xây dựng thủ đô...” nên bắt buộc tập thể tác giả phải đề cập đến mọi vấn đề. Nếu trong 5 thập kỷ tới thủ đô Hà Nội xây dựng được như bản đồ án này thì rất đáng tự hào.
Nhiều người cho rằng đồ án đề cập quá nhiều vấn đề, xây dựng theo đề án thì lấy đâu ra nguồn vốn lớn thế. Song ở đây chủ trương huy động vốn là trách nhiệm của Chính phủ phải có nhiều giải pháp, cơ chế để thu hút được nguồn vốn tối đa và sử dụng hữu ích, hiệu quả nhất.
Đồ án nêu định hướng lâu dài dự trữ để sau năm 2050 xây dựng đô thị hành chính tại Ba Vì. Đây là một phần mà tôi cho là hay nhất của đồ án vì 2 lý do:
- Nếu không quy hoạch thì quỹ đất này sẽ được cấp cho các dự án khác xây dựng các công trình ở các cấp độ thấp hơn. Nếu có thu hồi được thì cũng sẽ khó khăn, tốn kém cho việc đền bù và di dời...
- Đây là khu vực theo tôi mới là địa linh, có thế “Rồng cuốn, Hổ ngồi”, xứng đáng là nơi xây dựng Trung tâm hành chính quốc gia và cả Trung tâm chính trị quốc gia. Lẽ dĩ nhiên vị trí cụ thể xây dựng các quần thể kiến trúc này phải được khảo sát và thẩm định cả bằng khoa học hiện đại và tính phong thủy (tri thức dân gian).
Bộ Xây Dựng nên đề xuất với Chính phủ, Quốc hội để Uỷ ban KHCN và Môi trường của Quốc hội chủ trì tập hợp các chuyên gia của Bộ Xây Dựng và UBKHXH... lập ngay dự án khảo sát khu vực này. Không phải là định hướng lâu dài mà cần làm ngay.
Theo tôi, Trung tâm hành chính Quốc gia đặt ở Mỹ Đình là không hợp lý, nó chỉ đáp ứng yêu cầu của 20 năm là sẽ lại lạc hậu, bất cập như úng ngập, tắc đường và chưa kể đến yếu tố văn hóa, tâm linh.
Cần đặt câu hỏi rằng địa linh ở đâu, 1000 năm qua ở đất Thăng Long có những bậc đế vương nào xuất hiện, vận nước thế nào? Dân tộc chúng ta trong một ngàn năm qua đã giành được nhiều thắng lợi vẻ vang, chiến thắng được nhiều giặc ngoại xâm. Người dân đã phải chịu đựng nhiều khổ cực, chiến tranh triền miên từ thế kỷ này qua thế kỷ khác. Vì sao vậy?
Bây giờ là cơ hội để chúng ta đang là lớp con cháu phải có trách nhiệm góp ý cho Chính phủ, Quốc hội sáng suốt lựa chọn vị trí cho Trung tâm Hành chính mới để đất nước mãi được an bình, không phải lo chống đỡ với chiến tranh nữa, dân tình yên ổn làm ăn, đóng góp công sức làm giàu cho đất nước và bản thân.
Đó là lý do mà tôi đề xuất cần xem xét ngay việc xây dựng trung tâm chính trị, hành chính quốc gia ở đâu là phù hợp, đáp ứng được cả 2 yếu tố trên, tránh sai sót, lãng phí.
Ông Lý Công Uẩn sáng suốt, quyết đoán khi có chiếu dời đô từ Hoa Lư - Ninh Bình đến Thăng Long (Hà Nội) ngày nay. Phải nói rằng Ngài đã có tầm nhìn gần một thiên niên kỷ (để so sánh với quy hoạch tầm nhìn đến 2050 của chúng ta), chính xác hơn trong 990 năm nghĩa là cách đây 10 năm Hà Nội xét về nhiều mặt đều ổn định.
Tuy nhiên trong 10 năm trở lại đây không chỉ chính quyền thành phố mà cả Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ cũng phải đối mặt với những bài toán hóc búa của Hà Nội như tăng dân số cơ học (dân nội đô với mật độ lớn nhất, đất đai đắt đỏ vào loại nhất hành tinh). Nạn tắc đường, ngập lụt trong thành phố ngày càng trầm trọng dù đã di dân, làm mới nhiều con đường, đường ngầm (thời gian thi công lâu, chi phí xây dựng cũng đắt vào loại nhất hành tinh) xong cũng không thể là lời giải hữu hiệu.
Thời gian qua, Chính phủ phải cho phép áp dụng chế tài đặc biệt đối với người vi phạm luật giao thông, hạn chế nhập cư... Tất cả những giải pháp đó là biểu hiện của sự chống đỡ thụ động với tập quán cư trú , sinh hoạt và đi lại của người dân, không bao giờ là lời giải đúng.
Người dân chúng tôi luôn mong muốn Hà Nội phải giải quyết được những vấn nạn trên. Muốn có được, chính quyền thành phố chắc chắn phải thay đổi cách quản lý đang manh mún và còn nhiều bất cập. Tôi hiểu rằng, thủ đô của một nước đang phát triển, nếu muốn phát triển bền vững, muốn cầu thị ở sự tiến bộ thì không thể để tình trạng bộ mặt nhếch nhác, phát triển không kiểm soát như hiện nay. Vì nếu cứ mãi tình trạng này, Hà Nội sẽ không bao giờ thay đổi, không bao giờ khắc phục được những tồn tại của nó. Nguyên nhân thì có nhiều: Do năng lực cán bộ quản lý, do tệ nạn tham nhũng, do thủ tục hành chính còn rườm rà, gây khó khăn cho người dân… Vì vậy, trách nhiệm của Chính quyền thành phố sẽ là rất lớn.
Trở lại vấn đề khi xây dựng được trục Thăng Long - Hồ Tây - Ba Vì tốt sẽ không chỉ góp phần đắc lực giải quyết về bài toán giao thông lâu dài cho Hà Nội mở rộng mà gián tiếp kéo dân nội thành ra một cách hữu hiệu, tạo bước ngoặt trong phát triển kinh tế, văn hóa không riêng khu vực Ba Vì mà còn có cơ hội làm cho bộ mặt của Hà Nội có những nét văn hóa đặc trưng.
Vì thuyết minh của đồ án chưa thật thuyết phục nên có một số ý kiến phân vân. Tôi cho rằng đồ án cần nói thẳng ra rằng ở Hà Nội không có một trục đường, một tuyến phố nào mà nhà cửa được xây dựng theo quy hoạch kiến trúc, “không có văn hóa Thăng Long Hà Nội nào” được thể hiện cả mà tất cả chỉ là theo sở thích cá nhân hay nói đúng ra vai trò của kiến trúc không được tôn trọng trong quy hoạch (hay trong xây dựng).
Vì vậy trên trục đường Thăng Long - Ba Vì này, Bộ Xây dựng cần kiên quyết đưa vai trò quy hoạch kiến trúc vào xây dựng làm mẫu để Hà Nội sau 1000 năm có được một trục đường mang bản sắc văn hóa Thăng Long - Hà Nội vừa dân tộc, vừa hiện đại. Cụ thể, theo tôi trục đường cần có chiều rộng khoảng 360m, trong đó phần dành cho hai làn đường là 140 m. Mỗi bên dành cho 2 khối xây dựng theo kiến trúc khác nhau. Phía nam sẽ dành cho khối mặt đường 60m để khu ngoại giao đoàn theo các diện tích phù hợp với từng nước. Như vậy, trải dài trên trục đường sẽ có một bức tranh tuyệt đẹp phô diễn sắc thái văn hóa và các trường phái kiến trúc khác nhau của bốn phương. Phía sau còn quỹ đất chiều sâu 50m sẽ chia lô đấu thầu để xây dựng các biệt thự. Phía Bắc sẽ dành khối mặt đường xây dựng các khu cao tầng như công sở, văn phòng, ngân hàng, khách sạn lớn ... mặt sau là khối chung cư, đền bù tái định cư mà vốn đầu tư lấy từ đấu thầu khu biệt thự.
Như vậy khi 2 vấn đề : Xác định vị trí Trung tâm hành chính quốc gia và trục Thăng Long - Ba Vì sẽ tạo ra một cú hích cho phát triển kinh tế - xã hội không chỉ khu vực Ba Vì mà còn cả khu vực Hà Nội mở rộng - đáp ứng đúng quyết định sáng suốt của quốc hội về việc sát nhập Hà Tây vào Hà Nội. Đây sẽ là một trục đường kiểu mẫu mang bản sắc văn hóa Thăng Long - Hà Nội mới.
TS.Trần Tất Chủng

>>Ngắm siêu xe của Cường Đô La

0 nhận xét to "Ba Vì xứng đáng là nơi xây dựng Trung tâm hành chính quốc gia'"

Leave a comment