>>Ngắm siêu xe của Cường Đô La
Rất mong các nhà quy hoạch quan tâm, lắng nghe ý kiến đóng góp và thực sự cầu thị để có một quy hoạch thủ đô, nhất là về hệ thống giao thông đô thị khoa học, mang tính thực tiễn, và khả thi.
Giao thông Hà Nội cũ chuẩn xác và khoa học
Nói đến quy hoạch một thủ đô trước hết phải nói đến mạng lưới giao thông đô thị, từ trung tâm đô thị nối liền với hệ thống giao thông quốc gia. Ở những đô thị nhỏ thì mạng lưới giao thông thường theo mạng bàn cờ. Những đô thị lớn hầu hết được tổ chức theo mạng xuyên tâm. Ở các quốc gia trên thế giới, những đô thị lớn như Moscow, Bắc Kinh, Tokyo…kết hợp mạng xuyên tâm với hệ thống các vành đai, hoặc thậm chí giữa các mạng xuyên tâm vành đai là các mạng bàn cờ xen vào.
Thành Đại La của chúng ta xây dựng vào năm 864-874 do Cao Biền thực hiện. Lý Thái Tổ và các vương triều nhà Lý hoàn thiện bổ sung nâng cao và dựng kinh thành Thăng Long bao gồm cả thành và kinh đô. Mãi đến năm 1886 thực dân Pháp đặt Hà Nội thành đất nhượng địa mới quy hoạch lại.
Quy hoạch Hà Nội thời Pháp thuộc, hệ thống giao thông là những trục xuyên tâm gồm: Đường 1 chạy từ Hà Nội dọc theo đất nước về hai phía Bắc Nam. Phía Bắc lên đến mục Nam Quan, phía Nam chạy dọc miền Trung vào đến Sài Gòn rồi xuống Cà Mau. Đường số 2 chạy từ trung tâm Thủ đô về phía Tây Bắc qua Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai. Đường số 3 qua Thái Nguyên Bắc Cạn, Hà Giang. Đường số 5 từ trung tâm Hà Nội qua Hải Dương, Hải Phòng. Đường số 6 từ Hà Nội theo hướng Tây lên Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu nối với Lào.
Ngoài ra còn có một số tuyến đường như tuyến đường 11 nay là đường 32 bổ sung cho tuyến đường số 2 qua Sơn Tây, Phú Thọ, đường số 22 nay là Quốc lộ 21B từ Hà Đông đi Phủ Lý.
Ý nghĩa của những con đường này trước hết là tổ chức hệ thống giao thông làm hướng phát triển đô thị, nhưng đồng thời là huyết mạch để tổ chức hệ thống hành chính trong cả nước thông suốt từ các tỉnh đến trung ương. Là điều kiện nhằm khai thác những tài nguyên khoáng sản phục vụ chế độ thực dân và đàn áp các phong trào nổi dậy của nhân dân khi cần thiết. Phải nói hệ thống giao thông các trục xuyên tâm của thủ đô Hà Nội được xây dựng thời đó là chuẩn xác và khoa học.
Giao thông Hà Nội nay: Bất an?
Sau khi giành được độc lập, nhà nước ta đã không ngừng mở rộng nâng cấp hiện đại hoá các tuyến đường này nhằm phục vụ việc mở rộng các khu đô thị ngày càng đòi hỏi phát triển về quy mô, tính chất cho kịp với trào lưu chung.
Chúng ta còn mở thêm một số tuyến đường mới như: Đường 1 mới Pháp Vân- Cầu Giẽ; đặc biệt là tuyến đường Láng- Hoà Lạc. Những tuyến đường này hiện đại hơn, quy mô gấp nhiều lần so với trước góp phần cải thiện năng lực vận tải cũng như phục vụ cho việc mở rộng vùng đô thị mới.
Hệ thống đường vành đai: Thời Pháp hệ thống vành đai số 1 nối năm cửa ô, vành đai số 2 là đường từ Ngã Tư Sở đi về hai chiều Láng và Chợ Mơ. Vành đai này thực chất chưa hoàn chỉnh.
Quy hoạch mới thấy xuất hiện một tuyến đường trục xuyên tâm, điểm đầu Hoàng Quốc Việt qua ngã tư Phạm Văn Đồng nối với đường 21 (đường Cu Ba). Tuyến đường này dài 30 km đúng bằng đường dài Láng- Hoà Lạc. Con đường này được đặt tên là trục Thăng Long, có người còn gọi là trục tâm linh hướng chính Đông- Tây. Đầu tư tuyến đường vào khoảng trên 100 nghìn tỷ đồng.
Một câu hỏi đặt ra: Có nên xuất hiện trục đường này hay không và nếu có thì nên ở quy mô nào?
Trục đường theo hướng chính Đông – Tây làm cho giao thông cực kỳ bất an. Buổi sáng, các phương tiện đi từ Tây sang Đông, buổi chiều từ Đông sang Tây, lúc nào lái xe cũng đối mặt với hướng mặt trời gây mỏi mệt bức xúc về thần kinh, ảnh hưởng đến sức khoẻ rất dễ dẫn đến tai nạn.
Hơn nữa trục đường này điểm mở đầu là đường Đê La Thành, điểm kết thúc là đường Cu Ba. Dọc trục Thăng Long không thấy một nội dung mang ý nghĩa lịch sử văn hoá kinh tế, chính trị và khu đô thị nào thì vấn đề đặt ra là có nhất thiết phải xây dựng tuyến trục đường này hay không?
Trục đường Láng- Hoà Lạc đang được khẩn trương xây dựng có quy mô hiện đại vào bậc nhất Đông Nam Á thì có nhất thiết phải làm một trục đường khác với quy mô lớn hơn và hiện đại hơn không. Tuyến trục đường Láng- Hoà Lạc nối từ hồ Tây qua đường Văn Cao, Liễu Giai, Nguyễn Chí Thanh, Trần Duy Hưng đến ngã tư Hoà Lạc, rồi làng văn hoá các dân tộc Việt Nam ở Đồng Mô và núi Ba Vì. Trục đường này đi qua các trung tâm văn hoá, Trung tâm Hội nghị Quốc Gia như vậy đã quá đủ về mặt ý nghĩa của nó rồi.
Còn nếu muốn quy hoạch trục đường từ đường Hoàng Quốc Việt đến đường 21 thì chỉ nên ở quy mô vừa phải như tuyến đường 32 hiện nay mà thôi và cũng chưa nên xây dựng trong thời gian trước mắt, trong khi ta đang phải tập trung vốn để phải làm nhiều việc cấp bách hơn. Việc đầu tư quá lớn đều dựa vào nguồn vốn đi vay của nước ngoài rất đáng lo ngại. Bây giờ đi vay thì mai này sẽ phải trả nợ, gây thêm khó khăn cho nền kinh tế đất nước.
Hệ thống đường vành đai hiện nay đang dần được hoàn thiện: Đường vành đai 1, vành đai 3 và chuẩn bị tập trung xây dựng vành đai 4. Vấn đề đặt ra quy hoạch vành đai 5 là hết sức cần thiết. Cự ly các vành đai này không cách xa nhau là mấy, vậy tại sao lại đặt vấn đề quy hoạch vành đai 4,5?
Vành đai 4,5 có tên là trục kinh tế Bắc- Nam. Nếu xây dựng tuyến vành đai này sẽ mất hàng nghìn ha ruộng lúa hai vụ mà chỉ để tạo nên một con đường phục vụ cho một số cụm đô thị lẻ tẻ mang tên là trục Xanh sinh thái thì không đáng lãng phí đất đai như vậy.
Đây là tuyến đường chưa được nghiên cứu kỹ, nó chỉ phục vụ mục đích lấy đất canh tác làm đô thị. Rồi đây khi chưa ra đời tuyến đường này nếu cung cách quản lý vẫn như hiện tại, rồi nhà cửa lại mọc lên một cách lộn xộn như đã xảy ra ở nhiều tuyến đường khác thì chỉ lợi bất cập hại.
Kế hoạch 1 cần giải pháp 10
Việc lấy quá nhiều đất canh tác sẽ ảnh hưởng đến chính sách an ninh lương thực của đất nước, đòi hỏi những người làm công tác quy hoạch cần lưu ý. Rồi vấn đề chính sách nông thôn, nông nghiệp và nông dân có còn ý nghĩa gì với người nông dân nơi tuyến đường đi qua khi họ không còn ruộng đất để canh tác, không còn nghề để sống. Cuộc sống của họ sẽ ra sao?
Nếu vì ý nghĩa vùng sinh thái Xanh cần thiết cho một thủ đô kết hợp với du lịch sinh thái, thì tại sao không sử dụng 2 bên triền sông Nhuệ và sông Đáy sẽ thực tế hơn và lợi ích lớn lao hơn.
Quy hoạch vùng nội đô bên trong vành đai 4 gồm các khu đô thị Bắc An Khánh, Nam An Khánh, Dương Nội, Văn Phú, Thanh Hà, Gia Lâm, Mê Linh tạo ra một đô thị cân đối hoàn chỉnh về tất cả các phương là phương án thực tế và khả thi.
Vấn đề môi trường hiện nay được coi là một vấn nạn. Sự ô nhiễm của tất cả hệ thống sông ngòi, ao hồ xem ra vô phương cứu chữa. Trong định hướng quy hoạch vẫn chỉ thấy những khẩu hiệu, thực tế hình như chúng ta đã quen “nói rồi để đấy”.
Sự ngán ngẩm của người dân về nạn ô nhiễm tồn tại quá nhiều năm, bởi tình trạng ô nhiễm luôn dẫm chân tại chỗ. Con sông Đáy trở thành con sông kiệt cạn dòng chảy từ lâu, sông Nhuệ, sông Tô Lịch đang là dòng sông đen đầy mùi xú uế, đâu còn mộng mơ như chính tên của nó nữa.
Chúng ta mơ về một thủ đô to đẹp và xanh sạch hơn. Nhưng kế hoạch 1, cần phải có giải pháp 10 mới thành công được.
Rất mong các nhà quy hoạch quan tâm, lắng nghe ý kiến đóng góp và thực sự cầu thị để có một quy hoạch thủ đô, nhất là về hệ thống giao thông đô thị khoa học, mang tính thực tiễn, và khả thi. Đó cũng là việc kế thừa và tôn vinh công lao tổ tiên khi chọn đất Thăng Long định đô. Để thủ đô đất Việt xứng tầm văn minh, hiện đại, đẹp, sạch, xanh, và không thua kém thủ đô các nước trên thế giới.
Tác giả: KTS Nguyễn Địch Long / Tuần Việt Nam
Giao thông Hà Nội cũ chuẩn xác và khoa học
Nói đến quy hoạch một thủ đô trước hết phải nói đến mạng lưới giao thông đô thị, từ trung tâm đô thị nối liền với hệ thống giao thông quốc gia. Ở những đô thị nhỏ thì mạng lưới giao thông thường theo mạng bàn cờ. Những đô thị lớn hầu hết được tổ chức theo mạng xuyên tâm. Ở các quốc gia trên thế giới, những đô thị lớn như Moscow, Bắc Kinh, Tokyo…kết hợp mạng xuyên tâm với hệ thống các vành đai, hoặc thậm chí giữa các mạng xuyên tâm vành đai là các mạng bàn cờ xen vào.
Thành Đại La của chúng ta xây dựng vào năm 864-874 do Cao Biền thực hiện. Lý Thái Tổ và các vương triều nhà Lý hoàn thiện bổ sung nâng cao và dựng kinh thành Thăng Long bao gồm cả thành và kinh đô. Mãi đến năm 1886 thực dân Pháp đặt Hà Nội thành đất nhượng địa mới quy hoạch lại.
Quy hoạch Hà Nội thời Pháp thuộc, hệ thống giao thông là những trục xuyên tâm gồm: Đường 1 chạy từ Hà Nội dọc theo đất nước về hai phía Bắc Nam. Phía Bắc lên đến mục Nam Quan, phía Nam chạy dọc miền Trung vào đến Sài Gòn rồi xuống Cà Mau. Đường số 2 chạy từ trung tâm Thủ đô về phía Tây Bắc qua Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai. Đường số 3 qua Thái Nguyên Bắc Cạn, Hà Giang. Đường số 5 từ trung tâm Hà Nội qua Hải Dương, Hải Phòng. Đường số 6 từ Hà Nội theo hướng Tây lên Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu nối với Lào.
Ngoài ra còn có một số tuyến đường như tuyến đường 11 nay là đường 32 bổ sung cho tuyến đường số 2 qua Sơn Tây, Phú Thọ, đường số 22 nay là Quốc lộ 21B từ Hà Đông đi Phủ Lý.
Ý nghĩa của những con đường này trước hết là tổ chức hệ thống giao thông làm hướng phát triển đô thị, nhưng đồng thời là huyết mạch để tổ chức hệ thống hành chính trong cả nước thông suốt từ các tỉnh đến trung ương. Là điều kiện nhằm khai thác những tài nguyên khoáng sản phục vụ chế độ thực dân và đàn áp các phong trào nổi dậy của nhân dân khi cần thiết. Phải nói hệ thống giao thông các trục xuyên tâm của thủ đô Hà Nội được xây dựng thời đó là chuẩn xác và khoa học.
Giao thông Hà Nội nay: Bất an?
Sau khi giành được độc lập, nhà nước ta đã không ngừng mở rộng nâng cấp hiện đại hoá các tuyến đường này nhằm phục vụ việc mở rộng các khu đô thị ngày càng đòi hỏi phát triển về quy mô, tính chất cho kịp với trào lưu chung.
Chúng ta còn mở thêm một số tuyến đường mới như: Đường 1 mới Pháp Vân- Cầu Giẽ; đặc biệt là tuyến đường Láng- Hoà Lạc. Những tuyến đường này hiện đại hơn, quy mô gấp nhiều lần so với trước góp phần cải thiện năng lực vận tải cũng như phục vụ cho việc mở rộng vùng đô thị mới.
Hệ thống đường vành đai: Thời Pháp hệ thống vành đai số 1 nối năm cửa ô, vành đai số 2 là đường từ Ngã Tư Sở đi về hai chiều Láng và Chợ Mơ. Vành đai này thực chất chưa hoàn chỉnh.
Quy hoạch mới thấy xuất hiện một tuyến đường trục xuyên tâm, điểm đầu Hoàng Quốc Việt qua ngã tư Phạm Văn Đồng nối với đường 21 (đường Cu Ba). Tuyến đường này dài 30 km đúng bằng đường dài Láng- Hoà Lạc. Con đường này được đặt tên là trục Thăng Long, có người còn gọi là trục tâm linh hướng chính Đông- Tây. Đầu tư tuyến đường vào khoảng trên 100 nghìn tỷ đồng.
Một câu hỏi đặt ra: Có nên xuất hiện trục đường này hay không và nếu có thì nên ở quy mô nào?
Trục đường theo hướng chính Đông – Tây làm cho giao thông cực kỳ bất an. Buổi sáng, các phương tiện đi từ Tây sang Đông, buổi chiều từ Đông sang Tây, lúc nào lái xe cũng đối mặt với hướng mặt trời gây mỏi mệt bức xúc về thần kinh, ảnh hưởng đến sức khoẻ rất dễ dẫn đến tai nạn.
Hơn nữa trục đường này điểm mở đầu là đường Đê La Thành, điểm kết thúc là đường Cu Ba. Dọc trục Thăng Long không thấy một nội dung mang ý nghĩa lịch sử văn hoá kinh tế, chính trị và khu đô thị nào thì vấn đề đặt ra là có nhất thiết phải xây dựng tuyến trục đường này hay không?
Trục đường Láng- Hoà Lạc đang được khẩn trương xây dựng có quy mô hiện đại vào bậc nhất Đông Nam Á thì có nhất thiết phải làm một trục đường khác với quy mô lớn hơn và hiện đại hơn không. Tuyến trục đường Láng- Hoà Lạc nối từ hồ Tây qua đường Văn Cao, Liễu Giai, Nguyễn Chí Thanh, Trần Duy Hưng đến ngã tư Hoà Lạc, rồi làng văn hoá các dân tộc Việt Nam ở Đồng Mô và núi Ba Vì. Trục đường này đi qua các trung tâm văn hoá, Trung tâm Hội nghị Quốc Gia như vậy đã quá đủ về mặt ý nghĩa của nó rồi.
Còn nếu muốn quy hoạch trục đường từ đường Hoàng Quốc Việt đến đường 21 thì chỉ nên ở quy mô vừa phải như tuyến đường 32 hiện nay mà thôi và cũng chưa nên xây dựng trong thời gian trước mắt, trong khi ta đang phải tập trung vốn để phải làm nhiều việc cấp bách hơn. Việc đầu tư quá lớn đều dựa vào nguồn vốn đi vay của nước ngoài rất đáng lo ngại. Bây giờ đi vay thì mai này sẽ phải trả nợ, gây thêm khó khăn cho nền kinh tế đất nước.
Hệ thống đường vành đai hiện nay đang dần được hoàn thiện: Đường vành đai 1, vành đai 3 và chuẩn bị tập trung xây dựng vành đai 4. Vấn đề đặt ra quy hoạch vành đai 5 là hết sức cần thiết. Cự ly các vành đai này không cách xa nhau là mấy, vậy tại sao lại đặt vấn đề quy hoạch vành đai 4,5?
Vành đai 4,5 có tên là trục kinh tế Bắc- Nam. Nếu xây dựng tuyến vành đai này sẽ mất hàng nghìn ha ruộng lúa hai vụ mà chỉ để tạo nên một con đường phục vụ cho một số cụm đô thị lẻ tẻ mang tên là trục Xanh sinh thái thì không đáng lãng phí đất đai như vậy.
Đây là tuyến đường chưa được nghiên cứu kỹ, nó chỉ phục vụ mục đích lấy đất canh tác làm đô thị. Rồi đây khi chưa ra đời tuyến đường này nếu cung cách quản lý vẫn như hiện tại, rồi nhà cửa lại mọc lên một cách lộn xộn như đã xảy ra ở nhiều tuyến đường khác thì chỉ lợi bất cập hại.
Kế hoạch 1 cần giải pháp 10
Việc lấy quá nhiều đất canh tác sẽ ảnh hưởng đến chính sách an ninh lương thực của đất nước, đòi hỏi những người làm công tác quy hoạch cần lưu ý. Rồi vấn đề chính sách nông thôn, nông nghiệp và nông dân có còn ý nghĩa gì với người nông dân nơi tuyến đường đi qua khi họ không còn ruộng đất để canh tác, không còn nghề để sống. Cuộc sống của họ sẽ ra sao?
Nếu vì ý nghĩa vùng sinh thái Xanh cần thiết cho một thủ đô kết hợp với du lịch sinh thái, thì tại sao không sử dụng 2 bên triền sông Nhuệ và sông Đáy sẽ thực tế hơn và lợi ích lớn lao hơn.
Quy hoạch vùng nội đô bên trong vành đai 4 gồm các khu đô thị Bắc An Khánh, Nam An Khánh, Dương Nội, Văn Phú, Thanh Hà, Gia Lâm, Mê Linh tạo ra một đô thị cân đối hoàn chỉnh về tất cả các phương là phương án thực tế và khả thi.
Vấn đề môi trường hiện nay được coi là một vấn nạn. Sự ô nhiễm của tất cả hệ thống sông ngòi, ao hồ xem ra vô phương cứu chữa. Trong định hướng quy hoạch vẫn chỉ thấy những khẩu hiệu, thực tế hình như chúng ta đã quen “nói rồi để đấy”.
Sự ngán ngẩm của người dân về nạn ô nhiễm tồn tại quá nhiều năm, bởi tình trạng ô nhiễm luôn dẫm chân tại chỗ. Con sông Đáy trở thành con sông kiệt cạn dòng chảy từ lâu, sông Nhuệ, sông Tô Lịch đang là dòng sông đen đầy mùi xú uế, đâu còn mộng mơ như chính tên của nó nữa.
Chúng ta mơ về một thủ đô to đẹp và xanh sạch hơn. Nhưng kế hoạch 1, cần phải có giải pháp 10 mới thành công được.
Rất mong các nhà quy hoạch quan tâm, lắng nghe ý kiến đóng góp và thực sự cầu thị để có một quy hoạch thủ đô, nhất là về hệ thống giao thông đô thị khoa học, mang tính thực tiễn, và khả thi. Đó cũng là việc kế thừa và tôn vinh công lao tổ tiên khi chọn đất Thăng Long định đô. Để thủ đô đất Việt xứng tầm văn minh, hiện đại, đẹp, sạch, xanh, và không thua kém thủ đô các nước trên thế giới.
Tác giả: KTS Nguyễn Địch Long / Tuần Việt Nam
>>Ngắm siêu xe của Cường Đô La
0 nhận xét to "Quy hoạch Hà Nội: Giao thông vẫn bị bắt làm “con tin”"